Arrow
Arrow
Slider

 

Quảng trường Saint Peter thuộc Vatican – Ý là một trong những quảng trường to và đẹp nhất thế giới mà du khách sẽ được tham quan trong chuyến du lịch Châu Âu đến Ý cuẩ mình.

Quang truong Saint Peter 1.2

Như đã biết, Vatican là một trong những quốc gia nhỏ nhất tại Ý với diện tích chỉ với 44 hecta, thì quảng trường Saint Peter nơi có đại thánh đường cùng tên thuộc đất nước này lại là một trong những quảng trường to đẹp nhất thế giới.

Saint Peter là nơi Đức Giáo Hoàng sống và làm việc, là biểu tượng của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, là điểm thu hút khách du lịch, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn lao cho Vatican.

Quang truong Saint Petter 1.3

Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IV (sau công nguyên) do hoàng đế Constantine - vị hoàng đế mộ đạo Thiên Chúa đầu tiên cho xây dựng dưới chân đồi Vatican. Khu thánh đường nguy nga, tráng lệ này được thiết kế ôm trọn ngôi mộ của thánh Peter với mái vòm cao 136m do chính Michelangelo thiết kế, gồm năm gian giữa rộng lớn và một cung thờ cắt ngang. Toàn bộ chiều dài bên trong của thánh đường là 186,36m, chiều dài bên ngoài (gồm cả mái cổng) là 211,5m với chiều cao là 119m chưa kể 17m chiều cao của cổng trời (phần kiến trúc được thiết kế bên trên, làm bệ cho cây thập giá). Gian thờ tự phía trong cùng của thánh đường chính là ngôi mộ của thánh Peter - nơi quan trọng và linh thiêng nhất thu hút sự quan tâm của hàng triệu tín đồ Thiên Chúa mỗi lần viếng thăm.

Quang truong Saint Petter 1.4

Tương truyền năm 67 sau công nguyên, Thánh tông đồ Peter là người đầu tiên truyền bá đạo Thiên Chúa vào La Mã đã bị đóng đinh tại đấu trường Nero. Thi hài của ông được các tín đồ an táng trong một ngôi mộ bí mật tại nghĩa trang gần đó. Cái chết “tử vì đạo” của thánh tông đồ Peter là một sự kiện đánh dấu sự bất diệt đối với mảnh đất này. Sau khi vị hoàng đế bạo ngược Nero bị giết, khu nghĩa trang đồi Vatican đã trở thành miền đất linh thiêng.

Hàng trăm năm qua kể từ khi thánh đường được xây dựng người ta vẫn hoài nghi về ngôi mộ cổ trong thánh đường "Liệu đây có phải là mộ của thánh Peter?". Cho đến năm 1968, giáo hoàng Paul VI chính thức tuyên bố với thế giới "di hài trong ngôi mộ là của thánh Peter". Cùng với hàng loạt cuộc khảo cứu của các nhà khảo cổ học tìm ra được những bức tường cổ có niên đại từ thế kỷ thứ III sau công nguyên có đề dòng chữ "Petre..en" mà sau này các nhà ngữ văn đã giải mã đó là dòng chữ "Peter is here" (Thánh Peter ở đây - theo tiếng Hy Lạp) thì mọi sự việc mới được ngã ngũ.

Bước chân vào thánh đường dù bạn là ai cũng cảm nhận được bầu không khí tĩnh lặng, tôn nghiêm bao trùm toàn không gian thánh đường rộng lớn. Cuối gian giữa là bức trướng đồng che kín khu bàn thờ cao 29m. Ngay cung thờ ngang, đối diện với dãy cột trụ lớn đỡ vòm mái là pho tượng Thánh Peter bằng đồng có niên đại từ thế kỷ thứ XIII. Trong các hốc tường dưới chân cột trụ, bày trí bốn pho tượng: San longino - Nữ thánh Helena - Thánh Veronica - Thánh Andrea. Dưới bệ thờ cao nhất là mộ phần của Thánh Peter, phía trước mộ trang hoàng 99 chiếc đèn treo, thắp sáng suốt ngày đêm. Bước sang bên phải gian giữa thánh đường là nhà nguyện đầu tiên. Nơi chứa kiệt tác nghệ thuật có một không hai trên thế giới - bức tượng Pietà (tượng Đức mẹ Maria bế Chúa Jésus sau khi Ngài bị đóng đinh trên cây thập giá).

Quang truong Saint Petter 1.1

Trong toàn thánh đường hiện lưu giữ 44 án thờ, 27 nhà thờ nhỏ, 800 chúc đài treo, 390 bức tượng, 135 bức khảm và hàng nghìn viên gạch làm bằng đá hoa cương lát dưới nền nhà. Toà thánh đường tuy được trùng tu lại một vài lần nhưng vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Những hoạ tiết trên tường, trên cột là minh chứng cho những tài năng nghệ thuật trác tuyệt của các kiến trúc sư, danh hoạ đương thời

Quảng trường Saint Peter hình elip có sức chứa 60.000 người, sự rộng lớn này khiến ai vào đây cũng thấy mình nhỏ bé. Chính giữa quảng trường là tháp cao, ở một góc quảng trường là màn hình lớn để truyền hình ảnh những sự kiện quan trọng. Vào các ngày lễ Giáng sinh, Phục sinh, trưa chủ nhật hay 10g30 thứ tư trong điều kiện thời tiết cho phép, thì quảng trường này sẽ chật kín không còn chỗ trống. Giáo dân sẽ tụ tập để chờ Giáo hoàng Benedict XVI xuất hiện trên ban công, mỉm cười vẫy tay chào và ban phép cho thần dân của mình.

Phía sau cổng kiểm tra an ninh, là dinh thự của Giáo hoàng, nơi có lính gác Thụy Sĩ mặc trang phục sặc sỡ, trong tay cầm thanh kiếm dài 2.5 mét. Quân đội Thụy Sĩ được nhận vinh dự bảo vệ Giáo hoàng và 100 người lính Thụy Sĩ ở đây được mang hai quốc tịch Thụy Sĩ - Vatican.

Theo Tuoitre.vn